Tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế biển

Viện đào tạo và nghiên cứu phát triển bền vững (ISES) phối hợp với Khoa kinh tế phát triển – Trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế biển

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KINH TẾ BIỂN
– Tên chuyên ngành đào tạo: Kinh tế biển 
– Tên ngành đào tạo: Liên ngành
– Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
– Thời gian đào tạo: 2 năm
– Tổ chức đào tạo: Tổ chức học vào cuối tuần (cả ngày thứ 7 và Chủ nhật)
– Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế biển
– Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế biển
Tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế biển

Mục tiêu chương trình: là đào tạo thạc sĩ mang tính liên ngành về kinh tế biển, có định hướng chất lượng cao và ứng dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhằm phục vụ cho đối tượng là các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan Bộ, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển, hải dương học ở các cấp, các nhà kinh doanh, cán bộ quản lý, cán bộ hoạch định, xây dựng chiến lược trong các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn tham gia khai thác, quản lý các ngành kinh tế biển; các nhà nghiên cứu, giảng viên tại các cơ quan nghiên cứu và trường đại học; các cán bộ phân tích/nghiên cứu chính sách, cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ kế hoạch tại các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực có liên quan đến kinh tế biển. Các sinh viên tốt nghiệp đại học có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về kinh tế biển hoặc quản lý biển (ví dụ kinh tế thủy sản, kinh tế hàng hải, vận tải biển, ngoại thương, dầu khí, du lịch biển…).

Học viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về hoạch định chính sách, quản trị, quản lý về kinh tế biển để có thể trở thành nhà quản lý, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kinh tế biển, đủ năng lực để tổ chức, điều hành, thực thi các hoạt động hoạch định chính sách, quản trị và quản lý trong lĩnh vực kinh tế biển. Tham gia chương trình đào tạo, học viên có cơ hội được giảng dạy bởi các chuyên gia cao cấp, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và thế giới, có cơ hội tham gia các khóa đào tạo thực tế, thực tập trong và ngoài nước.

Đối tượng tuyển sinh: 
+ Ngành phù hợp: Kinh tế phát triển, Hải dương học
+ Ngành gần: Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Tài chính – ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Địa chất học, Địa lý tự nhiên, Khí tượng học, Thủy văn, Khoa học môi trường, Khoa học trái đất, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Kỹ thuật khai thác thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản, Kỹ thuật mỏ, Kỹ thuật dầu khí, Kỹ thuật tuyển khoáng, Khai thác vận tải, Kinh tế vận tải, Khoa học hằng hải

Lịch trình Tuyển sinh và đào tạo:
1. Thời gian học bổ sung kiến thức (đợt 3): Từ 01/04/2017 – 28/04/2017

2. Địa điểm: Khu giảng đường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Chương trình hỗ trợ hoàn lại học phí bổ sung kiến thức cho sinh viên các ngành Kinh tế phát triển và Hải dương học nếu trúng tuyển và nhập học.

3. Hồ sơ bổ sung kiến thức: 
– Đơn xin học bổ sung kiến thức (Tải tại đây: https://goo.gl/EYWRKM)
– Bằng tốt nghiệp đại học (bản scan)
– Bảng điểm đại học toàn khoá (bản scan).
*Lưu ý: Đối với văn bằng đại học do các Trường Đại học nước ngoài cấp, hồ sơ phải có giấy công nhận tại Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng – Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp.
Ứng viên nộp hồ sơ bổ sung kiến thức bản mềm tới địa chỉ hangltt@vnu.edu.vn
Hồ sơ bổ sung kiến thức bản cứng hoàn thiện khi bắt đầu đi học.


4. Danh mục học phần bổ sung kiến thức tham khảo tại đây:https://goo.gl/lupcaJ

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KINH TẾ BIỂN:
Chương trình được thiết kế bao gồm 4 học kỳ (2 năm), mỗi học kỳ 5 tháng, trong đó có 3 học kỳ chính và 1 học kỳ thực hiện luận văn. Mời các bạn tham khảo khung và các môn học trong chương trình. Hiện tại chương trình được đào tạo theo tín chỉ (69 tín chỉ), các môn học có cách tiếp cận đa dạng và theo hướng mở để có khả năng mở rộng và phát triển các chuyên sâu trong tương lai và có sự đối sánh phù hợp với xu thế của quốc tế, đồng thời có tính linh hoạt và thực tiễn cao, phù hợp với các môi trường làm việc chuyên nghiệp của người học.

Nội dungSố tín chỉ
Khối kiến thức chung8
Triết học4
Tiếng Anh cơ bản4
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành52
Các học phần bắt buộc26
Đại cương về biển và đại dương3
Lý thuyết về kinh tế vi mô3
Lý thuyết về kinh tế vĩ mô3
Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế biển3
Luật biển quốc tế và Việt Nam3
Quy hoạch không gian biển3
Kinh tế tài nguyên và môi trường biển3
Chính sách tăng trưởng xanh3
Thiết kế nghiên cứu luận văn2
Các học phần tự chọn18/36
Phân tích chính sách kinh tế biển Việt Nam3
Quản lý hệ sinh thái biển3
Quản trị và an ninh biển3
Quản lý và tổng hợp vùng ven bờ3
Thẩm định dự án đầu tư3
Các mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn trong kinh tế và quản trị3
Quản lý, giám sát và đánh giá dự án công3
Kinh tế học khu vực công3
Phân tích hoạch định chính sách công3
Phân tích chi phí – lợi ích mở rộng3
Kinh tế học về biến đổi khí hậu3
Thương mại quốc tế: chính sách và thực tiễn3
Thực tập thực tế và chuyên đề8
Thực tập thực tế4
Thực tập thực tế 12
Thực tập thực tế 22
Các chuyên đề4/8
Thương hiệu biển2
Chiến lược biển của một số quốc gia2
Phát triển khu đô thị biển2
Sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển2
Luận văn       9

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Địa chỉ: P104 – Nhà N1, Trường đại học Giao thông Vận tải – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: (+84) 024 3760 6733 | Fax: (+84) 024 3211 5928
Hotline: 0988 009 318 (Ms. Hà)
Email: ises.vn@gmail.com | Website: https://ises.edu.vn