Quy trình đào tạo theo yêu cầu

Nhằm triển khai các chương trình đào tạo theo yêu cầu một cách hiệu quả, đồng thời không làm mất nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp, mảng “Custom Programs” của ISES thường triển khai các chương trình đào tạo (theo yêu cầu doanh nghiệp nói trên) theo quy trình bao gồm 05 bước như sau:

Bước 1. Tư vấn, thiết lập & thống nhất mục tiêu đào tạo

Trong bước này, mảng “Custom Programs” của ISES kết hợp với doanh nghiệp có nhu cầu tiến hành thu thập thông tin về kỳ vọng của lãnh đạo, về hiện trạng của đội ngũ hiện hữu. Sau đó, tiến hành phân tích, đánh giá và tư vấn trực tiếp nhằm xác lập mục tiêu đào tạo cụ thể, phù hợp với nhu cầu riêng và đặc thù của doanh nghiệp.

Bước 2. Phân tích đối tượng và thiết kế chương trình đào tạo

Sau khi thiết lập được mục tiêu đào tạo cho chương trình đào tạo cụ thể ở Bước 1, đội ngũ chuyên gia của ISES sẽ nghiên cứu, phân tích đối tượng tham dự và thiết kế nội dung chương trình đào tạo sao cho đảm bảo tối ưu về mặt hiệu quả và tính kinh tế cho doanh nghiệp có nhu cầu.

Bước 3. Biên soạn tài liệu, mẫu biểu, công cụ học tập và giảng dạy…

Với mục đích tối ưu hóa hiệu quả đào tạo, trong bước này, đội ngũ chuyên gia của ISES sẽ tiến hành biên soạn tài liệu, mẫu biểu, công cụ học tập, tình huống,… sử dụng để giảng dạy và cung cấp cho học viên. Song song với việc biên soạn, đội ngũ chuyên gia của ISUD cũng sẽ tiến hành phân bổ nội dung chương trình cũng như cách thức truyền tải của từng phần sao cho đảm bảo tính phù hợp nhất với đặc thù của nhóm đối tượng tham dự.

Bước 4. Triển khai đào tạo

Mảng “Custom Programs” của ISES sẽ phối hợp với doanh nghiệp cùng nhau tổ chức và triển khai đào tạo thành công chương trình đã thống nhất.

Bước 5. Đánh giá sau đào tạo (nếu có)

Tùy theo đặc thù của chương trình đào tạo và yêu cầu riêng từ Ban Lãnh đạo doanh nghiệp, mảng “Custom Programs” của ISES sẽ nghiên cứu và tiến hành đánh giá sau đào tạo. Nói cách khác, bước này sẽ thực hiện nếu doanh nghiệp có yêu cầu. Và tùy theo mức độ đánh giá sẽ phát sinh thêm những hạng mục công việc mới mà hai bên rất cần thiết phải trao đổi và thống nhất trước khi thực hiện.
Cụ thể, công tác đánh giá sau đào tạo có thể được tiến hành thông qua một trong số các phương pháp như sau:

  • Thực hiện bài kiểm tra trực tiếp vào cuối khóa;
  • Phỏng vấn trực tiếp từng học viên hay nhóm đại diện sau đào tạo;
  • Đánh giá thông qua việc thực hiện đề tài / kế hoạch ứng dụng sau khóa học;
  • Đánh giá trực tiếp sau thời gian đào tạo (1 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng…)…

Mục tiêu chính của việc đánh giá này là nhằm giúp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp tham gia đào tạo có thêm thông tin, luận chứng, cơ sở để xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực tiếp theo, góp phần phát huy tối đa sở trường của đội ngũ cũng như hạn chế tối thiểu các khuyết tật (nếu có) của các học viên.